Nứt kẽ hậu môn

logo

TRUNG TÂM NỘI SOI TIÊU HÓA

vì một hệ tiêu hóa khỏe mạnh

Thời gian làm việc 7h30 - 16h30 | Thứ 2 - Thứ 6

Hotline: 0828684288

Địa chỉ: Tầng 2 nhà A - Bệnh viện Bãi Cháy

Email: [email protected]

Tìm kiếm bài viết

Nứt kẽ hậu môn

Nứt kẽ hậu môn là một vết rách cấp tính theo chiều dọc hoặc một loét hình ovan mạn tính ở lớp biểu mô vảy của hậu môn trực tràng. Tình trạng này gây ra đau dữ dội, đôi khi có chảy máu, đặc biệt là khi đi đại tiện. Chẩn đoán bằng khám hậu môn, nội soi trực tràng hậu môn. Điều trị gồm vệ sinh tại chỗ, dùng thuốc làm mềm phân, thay đổi lối sống.

nk

Các vết nứt hậu môn được cho là hậu quả của tổn thương rách do khuôn phân lớn và rắn hoặc do đi ngoài quá nhiều lần. Chấn thương (ví dụ, quan hệ tình dục qua hậu môn) là một nguyên nhân hiếm gặp. Nứt kẽ hậu môn có thể gây co thắt cơ vòng, giảm cấp máu và hình thành nứt kẽ vĩnh viễn.

Triệu chứng và Dấu hiệu

Các vết nứt hậu môn thường nằm ở dưới đường giữa nhưng cũng có thể trên đường giữa. Những vết nứt không nằm trên đường giữa có thể có nguyên nhân đặc biệt, điển hình như Bệnh Crohn. Nếp da thừa có thể xuất hiện ở phần thấp nhất của vết nứt, và u nhú có thể có ở đầu trên.

Các vết nứt gây ra đau và chảy máu. Đau thường xảy ra cùng hoặc ngay sau khi đại tiện, kéo dài trong vài giờ, và giảm dần cho đến lần đại tiện tiếp theo. Khám bệnh phải nhẹ nhàng nhưng phải quan sát được cả vùng mông.

Các vết nứt mạn tính phải được phân biệt với ung thư hậu môn, các tổn thương ban đầu của giang mai, lao và loét do bệnh Crohn.

Trẻ sơ sinh có thể xuất hiện các vết nứt cấp tính, nhưng nứt kẽ mạn tính hiếm gặp.

Chẩn đoán

Đánh giá lâm sàng

Chẩn đoán vết nứt hậu môn bằng quan sát. Trừ khi khám phát hiện thấy một nguyên nhân cụ thể, hình thái giải phẫu và/hoặc vị trí bất thường, các trường hợp còn lại không cần thiết thăm dò nhiều hơn.

Điều trị

kem-boi-nut-ke-hau-mon3

Chất làm mềm phân

Thuốc mỡ bôi, xà phòng.

Thuốc mỡ Nitroglycerin, thuốc chẹn kênh canxi tại chỗ, hoặc tiêm độc tố botulinum typ A

Nứt kẽ hậu môn thường đáp ứng với điều trị bảo tồn, hạn chế tối thiểu tổn thương khi đại tiện (làm mềm phân, chất xơ). Có thể thêm mỡ bôi kẽm oxyt bảo vệ niêm mạc hoặc viên đặt làm dịu tại chỗ (glycerin) giúp bôi trơn đoạn cuối trực tràng và làm mềm phân. Thuốc gây tê tại chỗ (ví dụ benzocaine, lidocaine) và ngâm hậu môn ấm (không được nóng) khoảng 10 hoặc 15 phút sau mỗi lần đại tiện là cần thiết để làm giảm triệu chứng tức thì.

Nitroglycerin 0,2% mỡ bôi tại chỗ, kem nifedipine 0,2%, diltiazem 2% gel, và tiêm độc tố botulinum typ A vào cơ thắt trong hậu môn làm giãn và giảm áp lực cơ thắt tối đa khi nghỉ, giúp điều trị bệnh. Khi các biện pháp điều trị bảo tồn thất bại, phẫu thuật (cắt cơ thắt hậu môn) cần thiết tác động vào vòng cơ thắt trong hậu môn.

TRUNG TÂM NỘI SOI - KHOA NỘI TIÊU HÓA

  Tầng 2 nhà A - Bệnh viện Bãi Cháy

 

đt  Hotline: 0828684288

 

  [email protected]